CHIA SẺ

Monday, March 6, 2017

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NA DAI CHO HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO

Cây Na Dai mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Áp dụng đúng các kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Na Dai hiệu quả, nhiều hộ gia đình đã cải thiện thu nhập cho gia đình.

Năm 2009, kỹ thuật thâm canh và thụ phấn nhân tạo Cây Na Dai của ông Nguyễn Xuân Thuỷ, ở xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thiện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này góp phần làm tăng thêm thu nhập cho rất nhiều các hộ gia đình trồng Cây Na Dai. Vậy kĩ thuật trồng Cây Na Dai hiệu quả đó là gì?


Cây Na Dai mang lại hiệu quả cao cho người nông dân

Theo kỹ thuật trồng Na này, vào khoảng trung tuần tháng 11, Bà con nên đốn toàn bộ cành cao của Cây Na Dai. Chỉ để Cây Na cao khoảng 1,5 – 1,8 m và cắt bớt cành cho thoáng. Do đây là thời điểm mùa mưa bão nên tỉa bớt cành sẽ giúp Cây Na Dai chống chịu được mưa gió, quả không bị dập nát do va chạm trên cao.

Đồng thời, quả cũng sẽ ra tập trung vào thân và cành cấp một, những Quả Na gần thân thường sẽ là những quả to và đẹp. Cây Na Dai cũng dễ thụ phấn và dễ thu hoạch hơn. 

Ngoài ra, để Cây Na Dai có lực ra mầm, ra hoa sớm và quả đẹp, Bà con nên đầu tư thời gian chăm bón. Đồng thời cũng áp dụng nhiều biện pháp phục hồi cây sau thu hoạch với lượng phân bón thích hợp khoảng 50% lượng phân chuồng và 20% NPK của cả năm.


Kỹ thuật trồng Cây Na Dai mang lại hiệu quả cao

Thêm vào đó, các nhà vườn nên tưới 1 – 2 lần thuốc kích rễ, phun 1 – 2 lần siêu lân giữ độ ẩm đến hết tháng 12 để cây nghỉ qua vụ đông. Sau khi lập xuân khoảng 15 – 20 ngày, dùng kéo cắt sạch đầu cành từ 15 – 20 cm (cắt hết lá đầu cành và đốt để diệt sâu bệnh). Đồng thời, bón 20% lượng phân chuồng và 20% NPK của năm. Tiếp đó, phun thuốc kích thích để làm bật mầm hoa; khi hoa hé nở có màu trắng xanh thì tiến hành thụ phấn.

Song song đó, người trồng Na Dai cũng phải áp dụng đúng một số kỹ thuật tăng tỷ lệ đậu quả khá. Bênh cạnh đó, chăm bón nuôi quả và phòng chống các loại sâu bệnh thường gặp trên Cây Na Dai như bệnh sáp sên, bọ nhảy, muội đen, sâu đục quả, ròi quả, bệnh vàng lá… 


Kỹ thuật trồng Cây Na Dai tăng tỷ lệ đậu quả tốt

Khi chăm bón các mầm Cây Na Dai nên xử lý tỉa thưa mầm. Những mầm để lại cắt sâu khoảng 10 – 15 cm và vặt sạch lá. Các mầm này sau khoảng 10 – 15 ngày sẽ nhú hoa, cho những quả nhanh to và nhanh thu hoạch. Nếu bình thường những quả đầu cành khoảng 125 – 130 ngày cho thu hoạch thì những quả xử lý mầm thân chỉ khoảng 90 – 95 ngày đã cho thu hoạch).

Nhiều hộ gia đình áp dụng kỹ thuật trồng Na Dai này cũng tăng tỷ lệ đậu quả và trọng lượng quả lên 300 – 400 gram. Nếu thời gian trước thì chỉ khoảng 200 gram. Quả Na Dai to, đẹp hơn. Khi bóc vỏ, ruột không bị vỡ và chảy nước, dóc hạt, để được lâu hơn khi quả đã chín (khoảng từ 5 – 7 ngày). Đặc biệt là chất lượng thơm, ngon, nên bán rất được giá.

Sunday, March 5, 2017

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NA DAI ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Na Dai (Mãng Cầu Dai) là loại Cây Ăn Quả nhiệt đới và được trồng khắp cả nước. Kỹ thuật trồng Cây Na Dai dưới đây sẽ giúp bà con có được những vụ mùa bội thu.

Na Dai hay còn gọi là Mãng cầu Dai là loại Cây Ăn Quả rất được ưa chuộng. Không chỉ vị ngọt thanh, mát lành, Na Dai còn được bà con lựa chọn bởi sự sinh trưởng và phát triển dễ dàng, phù hợp với nhiều địa hình và thời tiết.

Tuy nhiên, để cây phát triển một cách tốt nhất, cho quả bội thu, Bà con nên áp dụng các cách trồng Na Dai dưới đây:


Na Dai là loại Cây Ăn Quả rất được ưa chuộng

Chọn đất trồng Na Dai:

Cây Na Dai thích hợp trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Cây có thể được trồng ở đất cát sỏi, đất thịt, đất chua hay trung tính. Tuy nhiên, để có được sản lượng cao thì nên trồng Cây Na Dai trên đất dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng. Có thể chú ý độ pH của đất : 5,5 – 6,5 (thích hợp trên đất phù sa hay đất rừng mới khai phá).

Chọn giống Na Dai:

Chọn giống bằng cách gieo hạt:

Cần chọn những Quả Na Dai có phẩm chất tốt, quả ở những cây nhiều quả, trái lớn. Chọn những quả ở ngoài tán và phải là quả chính vụ. Trước khi gieo có thể tiến hành đập nhẹ cho nứt vỏ hoặc lấy cát khô cho vào túi rồi chà xát cho thủng vỏ để Hạt Na Dai nhanh nảy mẩm.


Cây Na Dai thích hợp trồng ở nhiều loại đất khác nhau

Đối với phương pháp ghép cây:

Cây Na Dai có thể được ghép mắt hoặc ghép cành. Gốc ghép được gieo từ hạt của cây đó. Khi đường kính cây đã đạt 8-10 mm có thể tiến hành ghép cây. Với mắt ghép thì nên lấy trên các cành đã rụng lá.

Chuẩn bị đất trồng Cây Na Dai:

Chuẩn bị hố trồng:

Hố trồng Cây Na Dai cần được đào rộng và sâu khoảng 50cm. Trước khi trồng, Bà con cần bón lót vào hố khoảng 15 – 20 kg phân chuồng, 0,5 kg lân cộng thêm 0,2 kg kali rồi trộn đều chúng với đất mặn.


Na Dai có thể được trồng ở đất cát sỏi, đất thịt, đất chua hay trung tính

Khoảng cách trồng Cây Na Dai:
3 x 3m hay 3 x 4m. Có thể tiến hành trồng xen vào chỗ trống trong vườn đã có các Cây Ăn Quả lâu năm.

Thời vụ: ở Miền Bắc, nếu trồng vào mùa xuân thì khoảng tháng 2 và tháng 3. Nếu vào mùa thu sẽ trồng vào tháng 8 và tháng 9. Còn ở Miền Nam thường được trồng vào đầu mùa mưa là tháng 4 và tháng 5.

Cách bón phân:

Tuỳ theo độ tuổi của Cây Na Dai mà tiến hành lượng phân bón cho phù hợp, lượng phân bón cho Cây Na Dai trong 01 năm là:

– Với cây từ 1- 4 năm tuổi: 15-20kg phân chuồng, 0,7kg phân đạm, 0,4kg phân lân và 0,3kg kali.

– Với cây từ 5- 8 năm tuổi: 20-25kg phân chuồng, 1,5kg phân đạm, 0,7kg phân lân và 0,6kg kali.

– Với cây trên 8 năm tuổi: 30-40kg phân chuồng, 1,7kg phân đạm, 0,8kg phân lân và 0,8kg kali.

Tiến hành bón phân vào các thời kỳ: Khi cây đón hoa vào tháng 2-3, thời kỳ nuôi cành nuôi quả vào tháng 6-7, bón thúc và vun gốc vào tháng 10-11.


Tuỳ theo độ tuổi của Cây Na Dai mà tiến hành lượng phân bón cho phù hợp

Thu hoạch Na Dai:

Na Dai được thu làm nhiều đợt khi quả đã mở mắt và vỏ quả đã chuyển sang màu vàng xanh. Nên tiến hành hái quả còn một đoạn cuống và đợi khoảng vài ngày khi quả đã chín mềm là ăn được.

Ở Miền Bắc, mùa Na Dai thường chín vào khoảng tháng 6 đến tháng 9. Còn ở Miền Nam thì Na Dai được thu hoạch sớm sơn so với Miền Bắc.

Hy vọng với kỹ thuật trồng Cây Na Dai sẽ mang lại cho Bà con những Vườn Na Dai đạt năng suất và chất lượng tốt!

Ý NGHĨA CÂU NÓI – TRẺ TRỒNG NA, GIÀ TRỒNG CHUỐI

Cây trồng gắn bó với đời sống con người, từ xa xưa Ông Bà đã biết chọn cây giống và chăm sóc cây để cho quả, thu hoạch. Việc trồng cây nào cũng cho thấy tình trạng con người và tư duy kinh doanh hiệu quả trong đó.


Quả Na Dai

Chúng ta có thể hiểu hơn về câu nói “Trẻ trồng Na, già trồng Chuối” như sau: Cây Na nếu trồng bằng hột giống đến 4-5 năm mới cho trái, thời gian thu hoạch khá là lâu. Người trẻ trồng là thích hợp nhất, còn Cây Chuối trồng chưa đến 1 năm đã thu hoạch, người già có thể thu hoạch ngay.

Để thu hoạch được những loại Cây Lâu Năm như Quả Na cần trong một thời gian dài. Nếu bạn còn trẻ và có thể đầu tư dài hạn thì nên trồng loại Cây Lâu Năm này. Và giá trị của các cây giống này là có thể chỉ trồng một lần mà tạo thu hoạch thặng dư nhiều năm.

Đối với cây ngắn ngày như Chuối thì dễ trồng và được thu hoặch sớm ngay một năm. Những người đã lớn tuổi, hay cần đầu tư ngắn hạn, cần cho kết quả nhanh nên tính chuyện đầu tư loại cây ngắn ngày.

Qua những kinh nghiệm ngày xưa, ta thấy cả triết lý kinh doanh khá lớn về cây trồng. Và ngày nay, nếu bạn biết áp dụng tốt triết lý này trong việc trồng cây rất dễ kinh doanh và giàu có.

GIỚI THIỆU VỀ CÂY NA DAI



Cây Na Dai

Tên phổ thông: Na Dai, Mãng Cầu Na, Mãng Cầu Dai, Mãng Cầu Ta
Tên khoa học: Annona Squamosa
Nguồn gốc: Vùng Châu Mỹ nhiệt đới
Phân bổ chủ yếu ở Việt Nam: Đồng Nai và các tỉnh Nam Bộ

A. Đặc điểm sinh thái

Na Dai cao cỡ 2 – 4 mét, lá mọc xen ở hai hàng, hoa xanh, quả tròn có nhiều múi, hạt trắng có màu nâu sậm. Hạt có chứa độc tố, có tình làm bỏng da và có thể trừ sâu bọ, chấy rận.

B. Đặc điểm sinh lý

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp với: Cây thích khí hậu ấm áp, kém chịu nhiệt, không kén đất. Đất cát sỏi, đất thịt nặng, đất vô sò hến, đất chua kiềm hay trung tính đều trồng được Na Dai. Nói chung các loại Na chịu khô hạn tốt, nhưng kém chịu úng

Đây là Cây Ăn Quả nhiệt đới được trồng phổ biến trong các vườn trong cả nước. Trong 100g phần ăn của Quả Na Dai cho ta 66 kg Kcal, 1,6g Protein; 14,5g gluxit; 30mg vitamin C.

Na Dai chủ yếu dùng để ăn tươi, làm nước giải khát, làm rượu rễ, lá, hạt và quả na xanh dùng làm thuốc cho người, hạt dùng làm thuốc trừ sâu.

Cây được trồng phổ biến vì quả thơm ngọt, chịu được rét. Giống Na Dai rất được người tiêu dùng ưa chuộng.




Trái Na Dai